Đang thực hiện

Phòng bệnh

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhuyễm

05/09/2015 14:30

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm là bệnh đường hô hấp với các biểu hiện đặc trưng vật nuôi ngạt từng cơn, khạc đờm lẫn máu, phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt..

  1. Nguyên nhân
  • Gây ra bởi Herpes virus.
  • Bệnh có thể truyền lây qua tiếp xúc trực tiếp với các gà nhiễm bệnh, hoặc gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn bài thải mầm bệnh. Hoặc truyền lây gián tiếp qua các dụng cụ, phương tiện vận chuyển người chăm sóc…
  1. Triệu chứng
Có 3 thể bệnh chính:
  1. Thể quá cấp tính: Tỷ lệ chết lên tới 70%, với các triệu chứng:
  • Thở khò khè, con vật há miệng, rướn cổ lên để thở và ho, khạc đờm đặc lẫn máu.
  1. Thể cấp tính: Tỷ lệ bệnh cao, nhưng Tỷ lệ chết thấp (10 - 30%).
  • Con vật thở khò khè, và có khi ho bắn ra cả chất như bã đậu.
  • Con vật viêm giác mạc, nước mắt, nước mũi chảy nhiều, mắt sưng.
  1. Thể mạn tính: Tỷ lệ bệnh thấp (khoảng 5 %).
  • Gà gật gù, ủ rũ, viêm giác mạc.
  • Niêm mạc vùng họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi.
  • Tỷ lệ đẻ giảm 10 - 40%.
  1. Bệnh tích:
  2. Thể quá cấp tính:
  • Thanh khí quản viêm, xuất huyết nặng. Trong lòng khí quản có hình thành các cục máu đông lẫn dịch nhầy, đôi khi cũng có các cục bã đậu màu vàng nhạt.
  1. Thể cấp tính:
  • Thanh khí quản viêm, có dịch nhầy có thể lẫn máu hoặc không, và có lớp màng màu vàng nhạt gắn vào niêm mạc thanh khí quản, cũng có thể thấy các cục như bã đậu màu vàng nhạt hình thành trong lòng khí quản.
  • Trong trường hợp bệnh quá cấp tính và cấp tính, con vật chết là do tắc nghẽn khí quản gây ngạt thở.
  1. Thể mãn tính:
  • Niêm mạc vùng thanh quản và khí quản bị phủ một lớp màng giả màu vàng dễ bóc.
  1. Phòng và xử lý bệnh:
  1. Phòng bệnh:
Bước 1: Vệ sinh:
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi.
  • Rắc chất độn chuồng lên nền trấu, 1kg/10 - 20m2 chuồng nuôi.
  • Phun Sát trùng bằng BESTAQUAM-S liều 4 - 6ml/1lít nước, 2 - 4 lít nước pha/100m2 chuồng  nuôi. Phun định kỳ 2 - 3 lần/tuần 
Bước 2: Vaccine: Sử dụng vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh này.
  • Chủng ngừa bằng ILT - IVAX theo lịch phòng bệnh bằng vaccine.
Bước 3: Bổ trợ và tăng sức đề kháng:
  • Pha ZYMEPRO vào nước uống với liều hoặc 1g/1lít nước cho uống 3 - 5h/ngày, bổ sung hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy.
  • Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm năng cao sức đề kháng như: Tăng lực, chống stress , bổ gan thận BUNG LÔNG BẬT CỰA 007S và Lesthionin - V
  1. Xử lý bệnh:
Bước 1: Vệ sinh:
  • Phun thuốc sát trùng BESTAQUAM-S mỗi ngày 01 lần với liều: 4 - 6ml/1lit nước, 2 - 4 lít/100m2 chuồng nuôi.
 
Bước 2: Xử lý triệu chứng:
  • Hạ sốt:             DùngPARADISE liều 1g/1 lít nước, dùng liên tục đến hết sốt.
  • Long đờm:     Dùng BROMECIN liều 1g/2 lít nước, dùng liên tục đến âm ran.
  • Giải độc:          Dùng Lesthionin - V liều 1 ml/1lít nước, dùng liên tục đến khi hồi phục
 
Bước 3: Kháng sinh kiểm soát kế phát:
  • Dùng kháng sinh DOXYCLINE 150 liều 1g/15kg TT/ngày để phòng bội nhiễm, dùng liên tục 3 - 5 ngày.
  • Hoặc MOXCOLISliều 1g/2 lít nước, tương đương với 1g/10kg TT/ngày, sử dụng liên tục 3 - 5 ngày.
 
Bước 4: Bổ trợ và tăng sức đề kháng:
  • Pha Lesthionin - V liều 1 ml /2lít nước uống, hoặc BUNG LÔNG BẬT CỰA 007S liều 1g/2 lít nước uống, cho uống theo nhu cầu để cung cấp năng lượng, điện giải.
  • Pha ZYMEPRO vào nước uống với liều 2g/1lít nước, ngày uống 5 giờ.

Theo Gà giống DABACO

Sản phẩm chính
Giải thưởng