Đang thực hiện

Mô hình mới

Hợp tác & Phát triển chăn nuôi của Cty TNHH MTV gà giống DABACO

23/03/2017 07:53

Trong những giải pháp khắc phục hạn chế tồn tại của ngành chăn nuôi, một giải pháp đang được xem như đột phá là xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành.

Theo số liệu thống kê, cả nước có gần 10.000 HTX nông nghiệp (trong đó chủ yếu là HTX trồng trọt, chăn nuôi) và khoảng 140.000 tổ hợp tác với trên 2,3 triệu thành viên tham gia. Tổ hợp tác hình thành và phát triển rộng khắp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên tập trung lớn vẫn là trong nông nghiệp.

Kinh tế hợp tác luôn được Đảng và Nhà nước xác định có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Luật HTX cùng nhiều quyết định, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích các mô hình liên kết phát triển như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi… Các hình thức liên kết, các mô hình sản xuất mới ra đời đã mở ra hướng đi, tạo động lực mới trong sản xuất chăn nuôi.

Khi mở rộng hình thức liên kết trong HTX (liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp - liên kết 4 nhà), người chăn nuôi sẽ tránh được tình trạng sản xuất manh mún. Một số mô hình liên kết sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc có sự gắn kết của các “nhà” đã thành công, như Sơn La, Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…

Kinh nghiệm của nhiều nơi đã thành công là các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các nông hộ cần chuyển hỗ trợ thông qua nhóm hộ hoặc HTX. Qua khảo sát, đánh giá cho thấy hiệu quả chăn nuôi của các HTX đã mang lại lợi nhuận tốt cho người chăn nuôi

 
Nông dân liên kết với DN để tạo chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế cao.
 
 
Tham gia vào liên kết chuỗi, người chăn nuôi phải trở nên chuyên nghiệp hơn mới có thể bắt kịp quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
 

Mô hình này là việc Cty TNHH MTV gà giống DABACO  liên kết với nông dân Cty TNHH MTV gà giống DABACO đóng vai trò ứng dụng KHKT, đảm bảo thị trường tiêu thụ; còn nông dân nhận khoán và được hỗ trợ quá trình sản xuất chăn nuôi…

Với hình thức liên kết này, Cty TNHH MTV gà giống DABACO cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu của DN, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Hoặc người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, CTY & người chăn nuôi cùng góp vốn Hợp tác chăn nuôi. Mô hình liên kết này giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro , tận dụng  thế mạnh về con giống, thức ăn, khoa học kỹ thuật, đầu ra của CTY 



ĐC  liên hệ: Phòng HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI - Cty TNHH MTV Gà giống DABACO
SĐT Mr Chiến: 0982105121
 

Công Ty TNHH MTV Gà Giống DABACO

Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm chính
Giải thưởng